​QUAN HỆ  VIỆT NAM – CỘNG HÒA ÁO​:

I. Quan hệ chính trị

- Ngày 01/12/1972, khi chiến tranh ở Việt Nam còn chưa kết thúc, Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Tháng 7/1991, Việt Nam mở Đại sứ quán thường trú tại Áo.

- Ngày 21/9/1998, Áo mở Đại sứ quán thường trú tại Việt Nam.

Trao đổi đoàn cấp cao:

Trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hệ hai nước không ngừng phát triển, thể hiện qua những chuyến thăm cấp cao.

Phía Áo: Tổng thống Liên bang Thomas Klestil tháng 3/1995; Chủ tịch Quốc hội Liên bang Heinz Fischer (nay là Tổng thống Liên bang) tháng 4/1997; Thủ tướng Liên bang Wolfgang Schuessel dự Hội nghị ASEM 5 tại Hà Nội tháng 10/2004; Chủ tịch Hội đồng Liên bang Sissy Roth-Halvax tháng 5/2006; Tổng thống Áo tháng 5/2012.

Phía Việt Nam: Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức tháng 4/1998; Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân tháng 5/2002; Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa tháng 9/2005; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2008; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tháng 2/2009; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên tháng 4/2010; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm tháng 6/2011; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tháng 12/2011.

Năm 2009, Áo và Việt Nam cùng là Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ. Trong thời gian đó, ta và Áo đã phối hợp ủng hộ nhau trên một số vấn đề quan tâm chung, đặc biệt trong việc tổ chức các phiên thảo luận mở "Trẻ em trong xung đột vũ trang", "Phụ nữ, hoà bình và an ninh" nhân dịp ta làm Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ trong các tháng 7/2008 và 10/2009 và "Bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang" nhân dịp Áo là Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 11/2009.

II. Quan hệ kinh tế

1. Thương mại

- Thương mại song phương giữa hai nước những năm gần đây phát triển tích cực, đặc biệt là trong hai năm qua. Các mặt hàng ta xuất sang Áo là điện thoại các loại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, may, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác... và nhập từ Áo dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Áo đạt 1,222 tỷ USD tăng hơn 195% so với năm 2011.

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

 

Trị giá

Tăng (%)

Trị giá

Tăng (%)

Trị giá

Tăng (%)

2007

111,94

14,8%

63,772

13,5%

175,71

14%

2008

108,73

-2,8%

92,63

46%

201,36

14,5%

2009

103,38

-4,6%

153,43

66%

256,82

27%

2010

144,02

39%

123,39

-19%

267,41

4%

2011

461,54

320%

165,36

134%

626,89

234%

2012

1065

321%

157,46

95%

1222

195%

                                                                                                    (Đơn vị: triệu USD)

Tính đến hết 11 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 1,958 tỷ USD tăng 85,6%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Áo đạt 1,783 tỷ USD tăng 95,8%, nhập khẩu của Việt Nam từ Áo đạt 174 triệu USD, tăng 20,9%.

2. Đầu tư

- Tính đến Quý I/2014, Áo có 21 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 79,17 triệu USD, đứng thứ 41 trong tổng số 101 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đạt khoảng 2,5 triệu USD, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Các dự án của Áo thuộc loại vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, nghệ thuật và giải trí.

- Năm 1995, hai nước thoả thuận thành lập Tổ công tác hỗn hợp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Tháng 8/2010, hai bên đã chính thức nâng cấp lên thành Uỷ ban hỗn hợp liên Chính phủ cấp Thứ trưởng.

3. Hợp tác phát triển

- Viện trợ phát triển (ODA) của Áo thực chất là một hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, theo đó các nước nhận ODA phải mua thiết bị của Áo thông qua một công ty Áo. Áo chủ yếu cung cấp cho ta tín dụng có mức độ ưu đãi không cao. Tại Biên bản thảo thuận Việt - Áo về tăng cường hợp tác thương mại và tài chính năm 1998, phía Áo cam kết yếu tố không hoàn lại cho các dự án Áo tài trợ đạt ít nhất 35%. Tín dụng ưu đãi của Áo đang được sử dụng để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực như giao thông đường sắt, trang thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, đào tạo nghề (khoảng 19 dự án với tổng vốn khoảng gần 200 triệu EURO). Nhìn chung, các dự án ODA Áo triển khai tương đối nhanh do đã xác định nhà cung cấp từ khâu chuẩn bị dự án.

- Viện trợ không hoàn lại của Áo mới chỉ tập trung vào hai dự án (Dự án "Phục hồi máy kéo" trị giá 1,06 triệu USD, nhằm mục đích khôi phục 1.500 máy kéo được nhập từ Áo năm 1980 và Dự án "Nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long" trị giá 575.000 EURO). Cả hai dự án này đã kết thúc năm 1997.

Cam kết ODA của Áo tại Hội nghị các nhà tài trợ (CG)

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

So sánh 2012/2011 (%)

So sánh

2012/2013

Cam kết của Áo

5,86

123,57

26,6

152,51

18

473,35

-88%

                                                                                                Đơn vị: triệu USD

III. Quan hệ văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, du lịch

- Quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Áo trong thời gian qua có những bước phát triển tích cực. Năm 2006, Nhạc viện Hà Nội phối hợp với Nhà hát Opera Áo tổ chức dàn dựng và biểu diễn tại Hà Nội vở opera "Cây sáo thần" của Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo Mozart. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Áo tháng 5/2012, hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác văn hóa, tạo cơ sở để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

- Về giáo dục, thông qua Chương trình hợp tác ASEA-UNINET, hàng năm Áo cung cấp cho Việt Nam khoảng 20 học bổng đào tạo sau đại học. Ngoài ra, Đại sứ quán Áo tại Hà Nội hỗ trợ một số tài liệu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập cho các trường đại học có đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội. Hiện nay có 7 trường Đại học ở Việt Nam đã ký thoả thuận hợp tác với các trường Đại học của Áo. Năm 2008, Áo đã dành 600.000 EURO cung cấp học bổng cho gần 100 sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập tại Áo, trong đó hơn một nửa là nữ. Các ngành học của sinh viên Việt Nam là Công nghệ sinh học - thực phẩm, quản lý du lịch, khoa học tự nhiên và âm nhạc.

- Về khoa học – công nghệ, hai bên đã xúc tiến một số dự án hợp tác giữa một số trường đại học của Áo với trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Huế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với một số bộ ngành có tiềm năng hợp tác của Áo, như Bộ Khoa học và Nghiên cứu, Bộ Giao thông, Sáng kiến và Công nghệ, Hội đồng chính sách KHCN Quốc gia, Viện Công nghệ Áo.

- Về du lịch, số lượng khách du lịch Áo vào Việt Nam chưa nhiều. Nguyên nhân chính là vì người Áo còn ít biết về Việt Nam. Hiện Phòng Kinh tế, Đại sứ quán Áo (WKO) đang phối hợp cùng với phía Việt Nam để tổ chức các hội chợ, hội thảo quảng bá du lịch ở Việt Nam.

IV. Cộng đồng người Việt Nam tại Áo

Cộng đồng người Việt Nam ở Áo hiện có khoảng 5.000 – 5.500 người, hình thành từ sau năm 1975 và phát triển những năm 1990. Nhìn chung, cộng đồng người Việt tại Áo tập trung vào kinh doanh, làm ăn chăm chỉ, không vi phạm pháp luật nước sở tại và được chính quyền sở tại đánh giá cao.​

​​

  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​

  • QUOCHOI2.jpg 

    vanphongchinhphu4.jpg

    BONGOAIGIAO-EN.jpg


    BOKEHOACH-en.jpg


    BOCONGTHUONG-en.jpg

    dulich-en.jpg
    vietnamplus.jpg
    vov.jpg
    QUEHUONG.jpg